Root là gì? Hướng dẫn 2 cách Root Android NHANH - AN TOÀN
Tặng!
Root Android hiện đang là thuật ngữ quen thuộc đối với những người sử dụng smartphone với hệ điều hành Android. Đây là việc làm gia tăng hiệu năng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro không mong muốn. Vậy có nên root hay không và cách root máy nhanh chóng, an toàn như thế nào? Hãy cùng Khophanmem tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Root là gì?
Root Android là quá trình cho phép người sử dụng điện thoại can thiệp vào hệ thống để nhận được root access (quyền truy cập ưu tiên). Với quyền truy cập này, người dùng dễ dàng vượt qua độ bảo mật cao của điện thoại để tùy chỉnh và thay đổi tập tin gốc ban đầu. Nói tóm lại, khi root máy thành công, bạn đã nhanh chóng giành được quyền kiểm soát hệ thống của smartphone và có thể cài đặt chúng theo ý muốn của mình. Thậm chí, bạn còn có thể tự do can thiệp sâu vào những tập tin và quyền hạn trên hệ điều hành Android mà nhà sản xuất đã khóa lại.
Có nên thực hiện Root Android hay là không?
Nếu bạn là người thích sự ổn định và chỉ sử dụng những quyền truy cập thiết yếu của nhà sản xuất đã tích hợp sẵn trên điện thoại, việc root Android là điều thật sự không cần thiết. Bởi vì nhu cầu sử dụng của bạn đã được đáp ứng đầy đủ và bạn không cần “khám phá” gì thêm.
Ngược lại, nếu bạn là người thích trải nghiệm những tính năng mới lạ, muốn can thiệp sâu và giành làm chủ trên điện thoại thì hẳn root Android. Việc làm này giúp bạn thỏa sức cài đặt và chỉnh sửa các chức năng theo ý thích riêng của mình. Không dừng lại ở đó, bạn cũng dễ dàng cài đặt các bản ROM, tăng xung nhịp, GPU, xóa bớt hoặc thêm các tính năng trên điện thoại,... để tối ưu hóa điện thoại di động của mình.
Đánh giá ưu - nhược điểm của root Android
Ưu điểm của việc root Android
Chặn quảng cáo
Sau khi root Android thành công, người dùng sẽ kích hoạt được tính năng chặn quảng cáo hữu ích. Như vậy, trong quá trình sử dụng điện thoại, các quảng cáo sẽ không bao giờ xuất hiện trên màn hình giao diện nữa.
Giải phóng bộ nhớ
Có rất nhiều ứng dụng không cần thiết đã được nhà sản xuất cài đặt sẵn trong máy và bạn không thể xóa chúng được dù không sử dụng đến. Việc này khiến bộ nhớ điện thoại bị chiếm dụng quá nhiều. Lâu dần sẽ trở nên quá tải, gây cản trở cho việc cài đặt thêm những ứng dụng khác. Việc root Android sẽ giúp bạn xóa bỏ hoàn toàn những ứng dụng không cần thiết này đi. Từ đó, có đủ dung lượng để tải những ứng dụng mới mang tính hữu ích hơn để thay thế.
Gia tăng tốc độ xử lý
Khi root Android thành công, sẽ không còn quá nhiều ứng dụng rác trong điện thoại, giúp cải thiện và gia tăng tốc độ xử lý trình duyệt.
Tiết kiệm pin
Việc xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết của nhà sản xuất sau khi root Android còn giúp tiết kiệm pin hiệu quả và tăng xung nhịp bộ nhớ hơn.
Thay đổi giao diện
Đặc biệt, nếu root Android thành công, bạn còn dễ dàng thay đổi giao diện, kiểu chữ hay icon tùy theo ý thích của mình.
Nhược điểm của root Android
Mất bảo hành
Root máy là hành động can thiệp sâu vào hệ thống cài đặt được nhà sản xuất đã thiết lập sẵn ngay từ ban đầu. Do đó, điện thoại Android của bạn sau khi root sẽ bị mất bảo hành.
Dễ bị tấn công
Root Android còn có thể làm giảm khả năng bảo mật thông tin trên hệ thống điện thoại của bạn. Do đó các tài khoản riêng tư sẽ dễ dàng bị lấy cắp hoặc tấn công bởi các hacker.
Dễ gặp trục trặc
Điện thoại mang hệ điều hành Android sau khi root có thể bị chậm hoặc đơ nếu bản cài đặt không tốt.
Nguy cơ hư hại điện thoại
Trong trường hợp root Android không thành công, có thể khiến điện thoại của bạn bị hư hại nặng nề. Thậm chí, bạn còn không thể sử dụng các tiện ích cơ bản trên điện thoại, ví dụ như tính năng nhắn tin, nghe gọi,...
Không update được phần mềm nhà sản xuất
Sau khi root Android, cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn của điện thoại Android sẽ không còn trọn vẹn như trước. Vì thế, các phiên bản mới nhất của Android sẽ không được tự động update trừ khi người dùng Flash thủ công.
Các bước chuẩn bị root android
Trước khi bắt đầu root Android, người dùng hãy chuẩn bị chắc chắn các bước cơ bản sau để việc root dễ dàng thành công hơn. Cụ thể như:
- Thiết bị di động đang được bật nguồn.
- Mức pin tối thiểu nằm ở mức 50%.
- Điện thoại cần kết nối Internet, bạn nên chọn mạng Wi-Fi ổn định để việc cài đặt không bị gián đoạn giữa chừng.
- Cho phép điện thoại Android cài đặt ứng dụng từ các nguồn không xác định bằng cách nhấn lần lượt các mục: Cài đặt > Bảo mật > Nguồn không xác định.
Cách root android không cần máy tính
- Bước 1: Tải xuống miễn phí ứng dụng KingoRoot.apk. Nếu Chrome cảnh báo bạn về ứng dụng này, hãy chọn nút “OK” để tiếp tục.
- Bước 2: Cài đặt ứng dụng KingoRoot.apk trên thiết bị của bạn.
Nếu không bật “Nguồn không xác định” trong phần cài đặt bảo mật ngay từ đầu, thì trong quá trình tải bạn sẽ liên tục nhận được lời nhắc “Cài đặt bị chặn” rất phiền toái. Không những thế, máy còn hiện lên dòng chữ “Để bảo mật, điện thoại của bạn được đặt để chặn cài đặt ứng dụng thu được từ các nguồn không xác định”.
Chỉ cần làm theo hướng dẫn ở phần các bước chuẩn bị root phía trên, thiết bị của bạn sẽ được bật “Nguồn không xác định” và cài đặt KingoRoot.apk dễ dàng hơn.
- Bước 3: Khởi chạy ứng dụng KingoRoot.apk trên điện thoại và bắt đầu root. Ứng dụng này được đánh giá là rất thân thiện và dễ sử dụng. Vì thế, bạn chỉ cần chọn nút “One Click Root” là đã bắt đầu quá trình root an toàn.
- Bước 4: Đợi vài giây cho đến khi màn hình hiển thị kết quả cuối cùng là thành công hoặc thất bại.
Khophanmem khuyên bạn nên thử nhiều lần khi root Android với phiên bản KingoRoot.apk. Trong trường hợp đã cố gắng nhưng vẫn thất bại, hãy tham khảo cách root trên máy tính phiên bản 6.0 ở nội dung dưới đây. Cách làm này sẽ có cách làm thành công cao hơn việc root trên điện thoại.
Cách root android 6.0 trên máy tính
Trước khi root Android trên máy tính, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ dưới đây:
- Thiết bị điện tử đang được bật.
- Mức pin tối thiểu của cả máy tính và điện thoại là 50%.
- Kết nối mạng internet nhanh chóng, ổn định.
- Cáp USB.
Bước 1: Tải xuống và nhấn nút “Next” để cài đặt miễn phí ứng dụng KingoRoot Android phiên bản PC
Bước 2: Nhấn đúp vào biểu tượng máy tính để bàn có trên giao diện ứng dụng để khởi chạy chúng. Sau khi khởi chạy thành công, bạn sẽ thấy giao diện như hình dưới đây. Tiếp theo, nhấn nút “Accept”.
Bước 3: Cắm điện thoại di động hệ điều hành Android vào máy tính thông qua dây cáp USB. Lưu ý, hãy đảm bảo máy tính đang kết nối internet ổn định để ứng dụng được cài đặt hiệu quả nhất nhé.
Bước 4: Chọn vào ô “Luôn cho phép từ máy tính này” trên điện thoại.
Bước 5: Nhấn vào nút “ROOT” để tiến hành root Android thiết bị, quá trình này có thể mất từ 5 đến 10 phút. Trong khi root, điện thoại của bạn có thể được khởi động lại nhiều lần, đừng quá lo lắng về vấn đề này. Và bạn cũng nên tránh động đến dây cáp USB hay thao tác bất cứ điều gì trên thiết bị.
Bước 6: Sau khi nhận thông báo Root thành công khi hiển thị 100%, bạn nên kiểm tra lại trạng thái root. Thông thường, bạn sẽ thấy ứng dụng có tên “Super User” được cài đặt trên điện thoại Android của bạn sau khi root thành công.
Kết luận
Như vậy, Khophanmem đã chia sẻ đến các bạn cách Root Android an toàn và dễ làm tại nhà. Bên cạnh đó là những lợi ích và rủi ro mang lại khi root thiết bị. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc bạn thực hiện thành công việc root máy nhé!
Tặng!
Không thể tin nổi, thật tuyệt vời Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên tặng 1 "clap" nhé!