OpenVPN là gì? | Hướng dẫn cài đặt và sử dụng OpenVPN chi tiết
Tặng!
Hiện nay, tình trạng truy cập, sao chép và đánh cắp dữ liệu người dùng thông qua Internet đang ngày càng phổ biến. Rất nhiều người dùng cảm thấy lo ngại với “kho tàng” nguy cơ tiềm ẩn mỗi khi kết nối và sử dụng Internet. Và để giúp người dùng an toàn hơn mỗi khi kết nội mạng, James Yonan đã phát hành OpenVPN vào năm 2001. OpenVPN sẽ cho phép các bạn kết nối bảo mật, an toàn đến một mạng khác thông qua Internet. Phần mềm cũng có thể được sử dụng để truy cập các trang web bị giới hạn theo khu vực nhất định, bảo vệ mọi hoạt động duyệt web của các bạn khỏi những mối tiềm ẩn trên WiFi công cộng. Vậy cụ thể VPN, OpenVPN là phần mềm gì? Sở hữu những tính năng, ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy cùng Khophanmem tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
VPN là gì?
VPN là mạng riêng ảo - viết tắt cho từ Virtual Private Network. VPN sở hữu khả năng tạo ra những kết nối mạng riêng tư khi kết nối với bất kể một hệ thống mạng công cộng nào. Nghe có vẻ hơi khó hiểu với những người dùng bình thường, không chuyên dụng.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì VPN là một phần mềm tạo nên lối đi riêng cho những người dùng muốn truy cập mạng an toàn hơn, không muốn đối mặt với những nguy cơ khi kết nối WiFi tại nơi công cộng.
Khi sử dụng VPN để kết nối Internet, tất cả các dữ liệu của người dùng sẽ được mã hóa cẩn thận khi truyền tải qua Internet. Nhờ điều đó, các hacker hay gián điệp không thể ăn cắp dữ liệu quan trọng của người dùng.
Hiện nay đang có hàng loạt nhà cung cấp VPN nhu: NordVPN, ExpressVPN, Surf Shark,... Và những nhà cung cấp phía trên đều sử dụng một trong những công nghệ phổ biến nhất là OpenVPN.
OpenVPN là gì?
OpenVPN chính là tên gọi của một phần mềm thuộc VPN và đây cũng là tên giao thức mã hóa mạng VPN mã nguồn mở. OpenVPN là giao thức mã hóa bảo mật, được sử dụng để mã hóa cũng như xác thực, từ đó tạo nên một “đường hầm” an toàn cho giữa người sử dụng và máy chủ.
OpenVPN cho phép các bên xác thực với nhau trước khi kết nối bằng cách sử dụng pre - shared key, certificates hoặc mật khẩu/tên người dùng. Khi sử dụng trong cấu hình multi client - server nó sẽ cho phép máy chủ phát hành chứng thư xác thực cho client và sử dụng thư viện mã hóa OpenSSL, giao thức TLS rộng rãi, chứa nhiều tính năng bảo mật.
Để cung cấp cho các bạn sự bảo vệ, bảo mật chặt chẽ như vậy, OpenVPN đã sử dụng hai giao thức truyền tải: UDP, TCP.
- UDP: giao thức dữ liệu người dùng và thường sẽ được làm mặc định vì nó cho phép tốc độ kết nối, truyền tải nhanh hơn.
- TCP: giao thức điều khiển truyền, có thể kiểm soát các dữ liệu được truyền đi đầy đủ, chính xác. Thế nhưng, điều này lại làm tốc độ kết nối bị chậm hơn.
Các thành phần của OpenVPN
Mặc dù OpenVPN hiện là giao thức mã hóa bảo mật nhất. Thế nhưng, phần mềm vẫn dựa vào những yếu tố quan trọng như:
- Mật mã: là thuật toán mà VPN sử dụng để mã hóa mọi dữ liệu. Khả năng mã hóa mạnh bằng mật mã mà giao thức VPN sử dụng. Các mật mã phổ biến nhất mà các nhà cung cấp VPN đang sử dụng lá AES, Blowfish.
- Kênh mã hóa: OpenVPN sử dụng 2 kênh mã hóa là kênh dữ liệu và kênh điều khiển. Thành phần của từng kênh sẽ như sau:
- Kênh dữ liệu = mật mã + xác thực hash.
- Kênh điều khiển = mật mã + mã hóa handshake TL + xác thực hash + Perfect Forward Secrecy.
- Mã hóa handshake: thành phần này được sử dụng để bảo mật, trao đổi key TLS.
- Xác thực hash: là sử dụng một hàm hash mật mã để xác minh dữ liệu, đảm bảo rằng đó là không phải dữ liệu bị giả mạo. Trong OpenVPN, nó sẽ thường được thực hiện bằng HMAC SHA.
- Perfect Forward Secrecy - PFS: là hệ thống trong đó sử dụng một key mã hóa riêng biệt duy nhất được tạo cho mỗi phiên. Nghĩa là, mỗi phiên TLS ( Transport Layer Security) sẽ có một bộ key riêng. Chúng chỉ được sử dụng 1 lần và biến mất.
Những tính năng chính của OpenVPN
OpenVPN là một giải pháp VPN nguồn mở rất phổ biến, cung cấp an toàn, bảo mật, đáng tin cậy để kết nối với các mạng lưới từ xa. Phần mềm này được biết tới với các tính năng như bảo mật mạnh mẽ, khả năng tương thích cao. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở phần dưới đây nhé.
- Phần mềm máy chủ và máy khách: OpenVPN sẽ có 2 thành phần chính bao gồm phần mềm máy chủ, phần mềm máy khách. Phần mềm máy chủ sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý các kết nối VPN và cung cấp quyền truy cập một cách an toàn vào tài nguyên mạng.
Mặt khác, phần mềm máy khách sẽ được dùng để kết nối với máy chủ VPN có sẵn và chỉ việc truy cập vào tài nguyên mạng mà phần mềm máy chủ đã cung cấp. Phần mềm máy chủ OpenVPN hiện đang có sẵn cho nhiều hệ điều hành khác nhau: Windows, macOS, Linux, FreeBSD. Phần mềm máy khách cũng có sẵn cho những nền tảng trên cũng như các thiết bị di động thông minh Android hay iOS.
- Tương thích đa nền tảng: Phần mềm OpenVPN có tính di động cao, tương thích với rất nhiều nền tảng khác nhau. Điều này có nghĩa là các bạn có thể sử dụng OpenVPN để kết nối với các mạng lưới từ xa ở trên hầu hết mọi thiết bị, bất kể hệ điều hành mà thiết bị đó chạy.
OpenVPN còn tương thích với nhiều giao thức mạng bao gồm UDP, TCP, ICMP. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng OpenVPN trên nhiều cấu hình mạng khác nhau gồm cả những cấu hình sử dụng tường lửa và các biện pháp an toàn, bảo mật khác.
- Mã nguồn mở: OpenVPN là một phần mềm sở hữu mã nguồn mở, nghĩa là mã nguồn được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho mọi đối tượng sử dụng, sửa đổi và phân phối. Điều này giúp cho nhà phát triển dễ dàng tùy chỉnh phần mềm để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của họ cũng như đóng góp vào sự phát triển của phần mềm.
Khi OpenVPN lựa chọn sử dụng mã nguồn mở cũng đồng nghĩa với việc phần mềm này luôn phải được kiểm tra, cập nhật tính năng an toàn, bảo mật thường xuyên. Điều này để đảm bảo rằng phần mềm vẫn an toàn, đáng tin cậy và mọi lỗ hổng đã được xác định, khắc phục nhanh chóng.
Tóm lại, OpenVPN là một giải pháp VPN linh hoạt, mạnh mẽ, cung cấp rất nhiều tính năng và lợi ích khác nhau. Cho dù các bạn cần kết nối Internet từ xa hay kết nối từ laptop, điện thoại di động, OpenVPN cũng đều cung cấp một cách an toàn và đáng tin cây.
Khi nào cần sử dụng OpenVPN?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, mọi dữ liệu quan trọng luôn đứng trước nguy cơ bị xâm nhập, đánh cắp hay bị công khai thông tin cá nhân. Từ đó, việc cài đặt, sử dụng OpenVPN vô cùng cần thiết khi:
- Khi các bạn cần giao thức bảo mật có thể cung cấp kết nối mạng ổn định, mức mã hóa mạnh mẽ, ấn tượng mà không tốn kém.
- Khi các tập đoàn, cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục,... mong muốn hoạt động với mục đích cho phép người dùng từ xa truy cập an toàn đến mạng lưới riêng của mình.
- Khi cần tăng tốc độ truy cập mạng và nhu cầu ẩn danh khi sử dụng Internet.
- Khi cần bảo mật hoạt động truy cập Website khỏi sự kiểm soát của các WiFi công cộng.
- Khi các bạn cần đảm bảo rằng chỉ những client được cấp tài khoản VPN mới có thể truy cập vào mạng Internet, hệ thống dữ liệu của công ty, cơ quan của bạn. Quan trọng hơn đó là OpenVPN không giới hạn vị trí, thiết bị đăng nhập.
OpenVPN hoạt động như thế nào?
Giao thức OpenVPN kết hợp cùng các quy tắc để mã hóa dữ liệu, tạo nên kết nối an toàn với nhiều phương thức truyền tải khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề trong quá trình hoạt động của giao thức này nhé.
Mã hóa
OpenVPN là công cụ bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư. Vì thế, mọi thứ ở VPN đều cần được mã hóa mạnh mẽ. Đối với điều đó, OpenVPN đã sử dụng thư viện OpenSSL. Thư viện mật mã nguồn mở SSL sẽ cung cấp cách để mã hóa, cách giải mã dữ liệu. Mã hóa sẽ biến dữ liệu các bạn gửi thành không thể đọc được để đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối đối với bất kỳ những ai có thể theo dõi giao tiếp giữa VPN và máy chủ.
OpenVPN sử dụng mật mã hóa 256 - bit do OpenSSL cung cấp như: AES - 256 - GCM mà Surfshark chạy. Và càng nhiều BIT trong một mật mã sẽ càng đảm bảo tính an toàn cao. Ví dụ: 256 - bit AES biến đổi dữ liệu của các bạn 14 lần trước khi truyền nó qua mạng Internet. Điều này làm cho việc “bẻ khóa” là điều khó thể xảy ra.
Bảo mật và tốc độ
OpenVPN sử dụng một giao thức bảo mật tùy chỉnh. Nó sẽ dựa trên TLS và SSL (bảo mật lớp truyền tải, lớp cổng bảo mật tiền nhiệm không dùng đến) nên giao thức này hoạt động theo các tiêu chuẩn hàng đầu và được chấp nhận rộng rãi.
TCP gửi và nhận mọi gói dữ liệu trong khi vẫn giữa cho các máy tính tương tác, giao tiếp trực tiếp với người nhận. Mặt khác, UDP có tốc độ nhanh hơn vì nó chỉ dán nhãn các gói và đưa cho người nhận.
OpenVPN không chỉ hoạt động giống như một giao thức bình thường khác. Nó cũng như là một công cụ để tạo và duy trì các nền mạng riêng ảo. Các bạn có thể chạy vào ứng dụng giao diện người dùng đồ họa của OpenVPN - OpenVPN GUI. Giao thức này còn cho phép các bạn kết nối với máy chủ VPN từ các nhà cung cấp VPN của người dùng,...
Ưu, nhược điểm của OpenVPN
Bất cứ giao thức kết nối Internet nào sẽ luôn luôn tồn tại song song ưu điểm và nhược điểm. OpenVPN cũng không phải phần mềm ngoại lệ. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của giao thức này.
OpenVPN có miễn phí không?
Câu trả lời là có. Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng OpenVPN một cách tự do, miễn phí vì đây là một mã nguồn mở. Tuy nhiên, mặc dù phần mềm miễn phí nhưng điều đáng chú ý là giao thức yêu cầu rất nhiều cấu hình thủ công. Nghĩa là người dùng cần có sự am hiểu, hiểu biết đôi chút về công nghệ.
Không chỉ vậy, bản miễn phí sẽ không có tính bảo mật cao bằng các bản có thu phí. Hiện tại, có một phiên bản mất phí của phần mềm là OpenVPN Access Server cho các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn hoặc Private Tunnel VPN cho người dùng cá nhân.
Hướng dẫn cài đặt OpenVPN cho máy tính chi tiết
OpenVPN client trên Window:
- Đầu tiên, người dùng hãy tải file cài đặt OpenVPN tại link: OpenVPN Windows
- Tại đây, hãy chọn Version 2.4.7 (Version có mức sử dụng ổn định) > tùy chọn OS tương ứng > Tải về > Mở tệp cài đặt OpenVPN > nhấn Next.
- Tiếp theo chọn I Agree để đồng ý với mọi điều khoản.
- Hãy chọn các phần mềm mà các bạn muốn cài đặt kèm theo > nhấn Next.
- Chọn đường dẫn cài đặt > nhấn Install.
- Cài đặt xong > nhấn Next.
- Cuối cùng là bỏ chọn Show Readme > nhấn Finish để hoàn thành.
OpenVPN client trên MacOS:
Để cài đặt OpenVPN client trên MacOS sẽ vô cùng đơn giản: Truy cập vào link OpenVPN client MacOS > chọn và tải bản Stable > chọn Mount tệp sở hữu đuôi .dmg > double click vào Tunnelblick để cài đặt.
Kết luận:
Và đó là những chia sẻ của Khophanmem về OpenVPN - một phần mềm thuộc VPN được sử dụng để mã hóa cũng như xác thực, từ đó tạo nên một “đường hầm” an toàn cho giữa người sử dụng và máy chủ. Nếu như các bạn đang lo ngại về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trên Internet thì OpenVPN chính là sự lựa chọn hoàn hảo để xóa bỏ điều đó. Với việc sở hữu tính mã hóa, bảo mật rất cao cùng tốc độ ổn định, OpenVPN đã được rất nhiều người dùng tin cậy, yêu thích và ưa chuộng sử dụng. Hy vọng rằng, với những chia sẻ phía trên phần nào đã giúp các bạn hiểu thêm về phần mềm, từ đó có thể sử dụng OpenVPN hiệu quả nhất.
Tặng!
Không thể tin nổi, thật tuyệt vời Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên tặng 1 "clap" nhé!